6 chủ đề về các vấn đề của mẹ và bé

6 nội dung chính: (Opti 5+1)

Các vấn đề của mẹ và bé chủ yếu sẽ xoay quanh Miễn dịch- trí tuệ- thị lực- tiêu hoá – tăng trưởng & phát triển. Ngoài ra, với những giai đoạn đặc biệt của người phụ nữ như mang thai hay cho con bú, nhưng câu hỏi về y học thường thức sẽ phổ biến hơn. Nếu bạn không phải là một chuyên gia về sức khoẻ và dinh dưỡng, đôi khi các vấn để của mẹ và bé được đặt ra bởi khách hàng sẽ không nhận được sự hỗ trợ thuyết phục từ bạn. Bởi vậy, chúng tôi đã chuẩn bị cho bạn hệ thống FAQs (Frequently Asked Questions) chính là tổng hợp các vấn đề của mẹ và bé dưới dạng câu hỏi phổ biến nhất. FAQs được chia theo 6 chủ đề , cùng với đó là câu trả lời ngắn gọn, dễ hiểu, dễ truyền đạt. Bằng cách này, hi vọng bạn sẽ nhận được nhiều giá trị và hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng của mình!

Các vấn đề của mẹ và bé về "tiêu hoá"

các vấn đề của mẹ và bé 1

– Có 3 nguyên nhân phổ biến, không phải do bệnh lý: thiếu nước, thiếu chất xơ, thiếu lợi khuẩn.
– Yếu tố khác có thể dẫn đến táo bón là đại tràng dài bẩm sinh hoặc các bệnh lý khác khiến nhu động ruột yếu

Các vấn đề của mẹ và bé (trừ bệnh lý cần có tham vấn bác sĩ hỗ trợ) đều phải  xử lý chính từ nguyên nhân gây táo bón như sau: 

– Thiếu nước: tăng bú mẹ ( nếu trẻ dưới 6m bú mẹ hoàn toàn), uống thêm nước (nếu dưới 6m uống sữa công thức), tăng thêm 1 phần nước từ nước ép hoa quả ưu tiên mận khô, lê, táo, bưởi… nếu con trên 6 tháng

– Thiếu lợi khuẩn: Bổ sung men vi sinh phù hợp với độ tuổi của con, bữa phụ có thể khuyến khích sữa chua hoặc phô mai chính là các sản phẩm lên men từ sữa

– Thiếu chất xơ: Tăng rau củ quả từ hoa quả nghiền, ưu tiên mận, rau lang, tránh rau có vị chát ( nhiều tanin) sẽ làm săn se phân

Tuỳ độ tuổi của con, nếu từ 6 tháng trở lên có thể áp dụng đồng thời, vì các nguyên nhân này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau:

– Chất xơ hút nước vào phân để khi phân đạt đủ trọng lượng sẽ kích thích ruột co bóp tống đẩy phân ra ngoài. Hơn nữa, chất xơ chính là thức ăn cho lợi khuẩn, ko có chất xơ, lợi khuẩn sẽ không có nguyên liệu sống

– Nước làm mềm phân, dung môi hoà tan, giúp cơ tiêu hoá dễ dàng hơn

– Lợi khuẩn: phân giải dinh dưỡng, tạo màng sinh học bio film tăng độ nhớt cho ruột, dễ đẩy phân ra ngoài, bảo vệ được ruột khỏi tác động kích thích bởi độc tố từ nấm hay hại khuẩn

Táo bón là một trong các vấn đề của mẹ và bé cực kì phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên, phải hiểu rằng không có thuốc điều trị táo bón vì nó không phải bệnh, táo bón là biểu hiện rối loạn của hệ tiêu hoá.

Một số loại thuốc làm mềm phân hay thuốc sổ chỉ là giải quyết triệu chứng phân khô hay lâu không đi ngoài, đó không phải là phương pháp giải quyết nguyên nhân, nghĩa là sau khi uống thuốc 1 thời gian vẫn còn nguyên nhân ở đó thì táo bón lại tiếp diễn.

 

Vì kháng sinh có thể diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Thiếu lợi khuẩn chính là 1 trong 3 nguyên nhân phổ biến gây nên táo bón. Lạm dụng kháng sinh không chỉ dừng lại ở các vấn đề của mẹ và bé mà đó đã trở thành vấn đề của xã hội, hãy cân nhắc thật kĩ, không chỉ gây táo bón, kháng sinh còn để lại nhiều tác dụng phụ trên gan thận và nguy cơ kháng kháng sinh sau này.

Men vi sinh tốt trước tiên phải đảm bảo 2 yếu tố: an toàn đúng độ tuổi và bổ sung được 100 triệu- 100 tỉ lợi khuẩn cho mỗi lần uống

Bé càng nhỏ thì càng ưu tiên chủng lợi khuẩn gần gũi, thân thiện với lợi khuẩn bản địa trong đường ruột. Có thể tham khảo Biogaia, lợi khuẩn phân lập từ sữa mẹ, có khoảng 217 nghiên cứu lâm sàng chứng minh an toàn trên trẻ sơ sinh, nên ưu tiên cho bé sơ sinh.

Bé lớn hơn thì có thể ưu tiên các dòng đa chủng và nồng độ cao hơn,vì lúc này hệ vi sinh vật đường ruột của con cần đa dạng để cạnh tranh, ức chế hại khuẩn và nấm. Có thể tham khảo Pika Biotics, Selip, Nature’s way, Ildong…

Có thể do ngộ độc, dị ứng thực phẩm, bất dung nạp lactose, do nhiễm khuẩn, virus, tác dụng phụ kháng sinh…vv khiến đường ruột bị kích thích co bóp, đi ngoài nhiều lần và rối loạn phân, phân không thành khuôn, thức ăn thậm chí chưa tiêu hoá hết ( sống phân)

Luôn nhớ nguyên tắc: các vấn đề của mẹ và bé đều phải tìm và xử lý theo nguyên nhân. 

Nếu dị ứng/ ngộc độc thực phẩm( nổi mẩn, đau bụng) thì phải loại bỏ yếu tố dị ứng ra khỏi bữa ăn tiếp theo. Mức độ nặng cần tham vấn bác sĩ

Nếu nhiễm khuẩn đường ruột ( xét nghiệm mới biết) thì phải dùng kháng sinh theo chỉ định bác sĩ.

Nếu bất dung nạp lactose trong sữa phải giảm lượng sữa bé uống để thăm dò hoặc dùng sản phẩm sữa free lactose

Kháng sinh làm chết vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Lợi khuẩn giảm thì màng bio film không đủ bảo vệ niêm mạc ruột khỏi tấn công của độc tố, làm đường ruột bị kích thích co bóp quá mức và tống đẩy phân nhiều hơn

Cả 3 nguyên nhân gây ra tiêu chảy trên đều có thể dùng men vi sinh để tăng màng bio film giúp đường ruột không bị kích thích quá mức do độc tố.

Hơn nữa, lợi khuẩn tăng thì hại khuẩn và nấm sẽ giảm. Riêng trường hợp dùng kháng sinh thì bổ sung men vi sinh là bắt buộc, uống sau kháng sinh khoảng 2 tiếng.

Thực tế nếu nói hết về tác dụng của men vi sinh thì không chỉ dừng lại ở hỗ trợ các vấn đề của mẹ và bé liên quan đến tiêu chảy, mà nó hỗ trợ cả hệ thống miễn dịch đường tiêu hoá.

Nước ép hoa quả, nước điện giải có thể bổ sung kèm. Các vấn đề của mẹ và bé về tiêu hoá đôi khi không chỉ xảy ra do tiêu chảy mà còn kéo dài do hệ luỵ mất nước và mất điện giải, vì vậy bổ sung được kịp thời là rất tốt.

Được. Các vấn đề của mẹ và bé về tiêu hoá như tiêu chảy hay táo bón đều có cơ chế hỗ trợ bằng men vi sinh tương tự nhau, chỉ cần cân nhắc về liều dùng cho phù hợp với người lớn.  Men vi sinh an toàn cho bà bầu. Dùng men vi sinh gíup bà bầu tiêu hoá tốt, chống táo bón và cũng phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa

Các vấn đề của mẹ và bé về "miễn dịch"

các vấn đề của mẹ và bé 2

Do dinh dưỡng và môi trường sống. 

Dưới 6 tháng con còn kháng thể nhận được qua sữa non của mẹ gọi là miễn dịch thụ động. Môi trường sống tương đối khép kín, ít tiếp xúc với người lạ nên nguồn bệnh ít.

Từ 6 tháng con bắt đầu ăn dặm hoặc trên 1 tuổi đi lớp, vi khuẩn có thể xâm nhập qua thức ăn, bé hiếu động hơn, tiếp xúc nhiều người hơn, đây là cơ hội để hệ thống miễn dịch tiếp nhận các yếu tố gây hại và thực hành tạo ra kháng thể chống lại nó cho những lần tiếp xúc sau.

Ngăn không cho con ốm là không cần thiết. Phải ốm mới có kháng thể được tạo ra. Điều cần làm là cung cấp dinh dưỡng đầy đủ khi con ốm để kháng thể được tạo ra nhanh hơn, giảm thời gian và tần suất ốm

Các vi chất đều đa chức năng chứ ko chỉ hỗ trợ riêng 1 chức năng nào, cũng giống như các vấn đề của mẹ và bé không chỉ dừng lại ở miễn dịch. Tuy nhiên nói riêng về miễn dịch có thể chú trọng vào các thành phần sau:

– Vitamin A: Hình thành và duy trì màng nhầy (ruột), phát triển và chức năng hệ thống miễn dịch. Đóng một vai trò trong việc phòng chống bệnh sởi.
– Vitamin D3: Tăng miễn dịch, chống hen suyễn, giảm dị ứng
– Kẽm: Hình thành và duy trì màng nhầy (ruột), phát triển và chức năng hệ thống miễn dịch. Giúp chữa bệnh và sửa chữa mô. Góp phần ngăn ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ.
– Vitamin C : Hình thành collagen và mô liên kết, phát triển và chức năng hệ thống miễn dịch.
– Omega 3: Phát triển hệ thống miễn dịch và giao tiếp giữa các tế bào miễn dịch.
– Lactoferrin : Kích thích hệ thống miễn dịch, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột; tính chất kháng sinh.
– Probiotics: Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa và phát triển hệ thống miễn dịch bằng cách tổng hợp IgA trên đường ruột, cạnh tranh và kìm hãm sự phát triển của nấm và hại khuẩn “
– Wellmune giảm tỷ lệ mắc các triệu chứng hô hấp và số ngày bị bệnh khoảng 50%, tác dụng tiền sinh học, có nghĩa là chúng kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi, giúp hỗ trợ hệ vi sinh vật phát triển khỏe mạnh

Khác một chút về thành phần.

Dòng tăng đề kháng tập trung và các vi chất có khả năng hỗ trợ miễn dịch ( Ag, Kẽm, Vitamin A-C-E-D, Sắt…), hàm lượng các chất này sẽ cao hơn so với trong vitamin tổng hợp, mục đích tập trung vào chức năng cung cấp nguyên liệu tạo kháng thể.

Còn vitamin tổng hợp là dòng đa vi chất, có thể bao gồm cả các vitamin tăng đề kháng nhưng hàm lượng sẽ thấp hơn, mục đích là hỗ trợ bổ sung đầy đủ vi chất thiết yếu.

Khi ốm, nguyên tắc đầu tiên của cơ thể là ưu tiên chữa lành tổn thương, mất 10-15 ngày kháng thể mới có thể tạo ra nếu là lần tiếp xúc đầu với kháng nguyên (yếu tố gây hại). Vì vậy, cơ thể cần dùng enzyme để hình thành kháng thể, trong đó có các enzyme tiêu hoá, bởi vậy, trẻ sẽ tạm thời thiếu enzyme tiêu hoá dẫn đến biếng ăn. Không chỉ trẻ em, cả người lớn khi ốm cũng chán ăn là do nguyên lý này.

Bổ sung vitamin tổng hợp , đặc biệt chú trọng vitamin nhóm B và kẽm để kích thích cảm giác ăn ngon miệng, tăng cường chuyển hoá tinh bột. Đây là cách tốt và chủ động để hạn chế biếng ăn khi ốm, cùng là cách giúp kháng thể nhanh được hình thành và kiểm soát các vấn đề của mẹ và bé liên quan tới thiếu hụt vi chất

60% các vấn đề của mẹ và bé như ốm, ho, sốt, cảm cúm, rối loạn tiêu hoá là do virus. Virus khởi phát nhanh và đột ngột nên mẹ thường lo lắng và dùng kháng sinh mà không hiểu rằng kháng sinh không điều trị được virus và hệ quả của nó.

Điều này mang đến hậu quả chết lợi khuẩn đường ruột gây ra mất cân bằng vi sinh. Khi đó, lợi khuẩn giảm thì nấm và hại khuẩn tăng, gây tiêu chảy/táo bón nói riêng và rối loạn tiêu hoá nói chung. Đôi khi các vấn đề của mẹ và bé không nặng lên do virus, vi khuẩn mà do chính cách phản ứng sai của mẹ làm ức chế quá trình tự đề kháng của cơ thể.

Yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể gọi là kháng nguyên. Khi đó cơ thể sẽ dùng kháng thể để chống lại kháng nguyên đây chính là đề kháng hay miễn dịch. Kháng thể nếu đã có do đã tiếp xúc với kháng nguyên này trước đó và có miễn dịch đặc hiệu rồi thì thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh, nếu kháng thể chưa có do chưa từng tiếp xúc, quá trình thông tin, chuẩn bị, hình thành nên kháng thể sẽ là 15 ngày.

Các vấn đề của mẹ và bé về "trí tuệ"

các vấn đề của mẹ và bé 3
  •  DHA : thành phần cấu trúc của chất xám, sự phát triển và chức năng của myelin*
  • ARA : Phát triển trí não và  dẫn truyền thần kinh.
  • Choline: Cần thiết cho sự phân chia và tăng trưởng tế bào, đặc biệt là trong não của thai nhi & tiếp tục cho đến khi trẻ được 3-5 tuổi. Cung cấp tính toàn vẹn cấu trúc của màng và dẫn truyền thần kinh 
  • Sắt: Phát triển trí não, sản xuất chất dẫn truyền thần kinh & hồng cầu.
  • Folate: Phát triển trí não, sản xuất chất dẫn truyền thần kinh & phân chia tế bào.
  • Kẽm : Phát triển trí não, sản xuất chất dẫn truyền thần kinh & myelin. Về mặt hành vi, thiếu kẽm trong giai đoạn đầu đời dẫn đến khả năng học tập, chú ý, trí nhớ và tâm trạng kém hơn 
  • Vitamin D: Sự thiếu hụt có thể gây ra rối loạn hành vi, trí nhớ và học tập sau này trong cuộc sống.
  • Vitamin B12:  Phát triển trí não & chức năng hệ thần kinh.

(*)Myelination là một quá trình chất béo bao bọc đầu dây thần kinh, giúp cho các xung điện liên quan đến quá trình dẫn truyền thần kinh nhạy bén hơn.

Vì DHA chiếm 80% thành phần của chất xám, nguyên liệu quan trọng hình thành nên trí thông minh

Trước tiên trẻ phải có cấu trúc não hoàn chỉnh, cấu trúc này được quyết định phần lớn bởi dinh duỡng, phải chú trọng dinh dưỡng từ trong bào thai, đầy đủ các dưỡng chất tốt cho não bộ.

Thứ 2, nuối dưỡng não bộ. Thức ăn của não bộ là thông tin, bạn cần cho con thông tin hữu ích để nuôi dưỡng trí thông minh. Thường xuyên tương tác với con, tôn trọng con, chọn lọc thông tin chất lượng để cung cấp cho con bằng cách đọc sách chất lượng

Nơ-ron thần kinh có khoảng 100-140 tỉ tế bào hình thành hoàn toàn trong bào thai, đủ dùng cả đời và không phát triển thêm.  Đây là 1 lý do nữa để biết vì sao nuôi dưỡng não bộ phải bắt đầu từ trong thai kì.

Vận động sẽ tăng kết nối các nơ-ron thần kinh, không được hạn chế vận động của con, trẻ càng hiếu động càng thông minh, chỉ số IQ cao. Phải giúp con vận động toàn diện từ vận động thô , tới vận động tinh rồi vận động phối hợp.

Vì não phải phát triển trước, não phải quyết định hoạt động thân trái. Nếu bạn điều chỉnh đồng nghĩa với bạn kìm hãm sự phát triển của não phải của con.

  • Thông minh toán học: 4 năm đầu
  • Thông minh ngôn ngữ: 4 năm đầu ( trong đó 2 năm đầu phát triển cực mạnh, đến năm thứ 4 đóng hờ, năm thứ 12 đóng hoàn toàn)
  • Thông minh Logic : 4 năm đầu 
  • Thông minh không gian: 2 năm đầu
  • Thông minh âm nhạc: 2 năm đầu
  • Thông minh cảm xúc: 3 năm đầu
  • Thông minh vận động: 3 năm đầu
  • Thông minh thiên nhiên: 4 năm đầu

Tác động vào tai, kích hoạt chức năng nghe (thổi còi, nghe nhạc cụ, chơi trống, kèn…)  phải nghe được mới nói được. Bạn tích cực chơi các trò chơi kích hoạt âm thanh với con.  Cho con xem smartphone, TV… không tác động vào tai mà tác động vào mắt nên con ko được kích hoạt khả năng nghe dẫn đến chậm nói.

Tác động vào mắt ( soi đèn, tập vận động trước mặt con, chơi trò bắt chước làm theo những gì tôi thấy…) . Bởi vì hình ảnh tạo nên cách thức, cách thức chi phối hành động, hành động thì cần vận động. Bởi vậy bé chậm vận động sẽ tác động về đúng nguyên nhân vấn đề, đó là tác động vào mắt. 

Các vấn đề của mẹ và bé về "thị lực"

các vấn đề của mẹ và bé4
  •  Vitamin A: Cần thiết cho sự phát triển thị lực và võng mạc. Trẻ sơ sinh tích lũy dự trữ trong ba tháng cuối của thai kỳ và phải tiếp tục được cung cấp từ sữa mẹ hoặc sữa công thức khi hết nguồn dự trữ
  • Lutein: Một loại carotenoid tích tụ trong võng mạc, nơi nó ngăn ngừa tổn thương và oxy hoá
  • DHA: Cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của não và võng mạc

Vì nếu như không sinh non thì khoảng 3 tháng cuối thai kì con sẽ tích luỹ được đủ vitamin A để tiếp tục hỗ hoàn thiện chức năng nhìn. Khi đã sinh non chắc chắn lượng tích luỹ là chưa đủ, cần chú trọng bổ sung cho con.

Các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của mắt có nhiều trong sữa mẹ, hàm lượng đủ hay thiếu phụ thuộc vào chế độ ăn của người mẹ. Vì vậy, sau sinh mẹ ăn nhiều rau quả trái cây màu cam đến đỏ, uống omega 3 đầy đủ, ăn chế độ cân bằng 4 nhóm chất là góp phần hoàn thiện thị lực cho con, giảm các vấn đề của mẹ và bé liên quan đến thị lực.

Trước tiên, các vấn đề của mẹ và bé đều phải xác định rõ nguyên nhân mới đưa ra phương án xử lý tốt nhất. Bạn cần tham vấn ý kiến chuyên gia và thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân.

Nếu vấn đề xuất phát từ dinh dưỡng, thiếu hụt các chất quan trọng đối với phát triển thị lực, bạn ưu tiên bổ sung vitamin A, Omega 3, Lutein cho bé. Những thành phần này thường có trong vitamin tổng hợp hoặc có thể ưu tiên bổ sung riêng từng loại.

Vì ánh sáng xanh sẽ phát ra từ màn hình máy tính, điện thoại, tivi,…

Ánh sáng xanh nguy hại vì có bước sóng ngắn, có năng lượng cao vì vậy khi đến võng mạc chúng sẽ gây hại, làm tổn thương, thậm chí gây chết các tế bào thị giác, đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, gây rối loạn điều tiết mắt, suy giảm thị lực và tăng nguy cơ mù lòa.

Ánh sáng xanh là nguyên nhân gây ra các vấn đề của mẹ và bé liên quan đến thị lực nhưng nhiều mẹ chưa ý thức được điều này.

Hãy xem thành phần, nếu thành phần bổ sung vi lượng hay khoáng được phép dùng dạng nhỏ giọt trực tiếp vào mắt thì có thể sử dụng để bảo vệ hoặc thư giãn cho mắt

Còn những thành phần biệt dược, hoạt chất là thuốc thì dùng để điều trị bệnh về mắt, chỉ dùng khi có bệnh dưới chỉ định của bác sĩ.

Các vấn đề của mẹ và bé về "tăng trưởng & phát triển"

các vấn đề của mẹ và bé 5

Chưa đủ. Chiều cao và cân nặng là chỉ số tăng trưởng. Cần phải đánh giá cả trên chỉ số phát triển, đó là khả năng thực hiện các chức năng quan trọng theo từng giai đoạn và cột mốc. Chiều cao và cân nặng không nên là thước đo để so sánh trẻ này với trẻ khác, đó chỉ là một trong các vấn đề của mẹ và bé mà chúng ta cần nhận định thêm ở nhiều phương diện khác.

Chẳng hạn như một em bé đủ chiều cao và cân nặng nhưng 8 tháng chưa biết ngồi, chưa biết ăn dặm thì không thể gọi là khoẻ mạnh bình thường được.

Cả hai quá trình tăng trưởng và phát triển đều phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tập luyện, di truyền, môi trường sống và quan trọng nhất là dinh dưỡng. Vì vậy, nếu chỉ nói về chiều cao, cân nặng thì chưa bao quát được hết các vấn đề của mẹ và bé.

Chức năng chung :

– Bù đắp khiếm khuyết trong thực phẩm
– Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh lý trong cơ thể
– Kịp thời cung cấp nhu cầu tăng cao về vi chất trong các giai đoạn đặc biệt theo quá trình phát triển của cơ thể
– Là nguồn nguyên liệu để tạo nên kháng thể, giúp chống trọi lại các tác nhân xấu gây hại cho cơ thể như virus, vi khuẩn, nấm mốc….

Ngoài ra mỗi vi chất sẽ có những chức năng riêng:

– Vitamin D tăng miễn dịch, phòng hen suyễn…
– Vitamin A ngăn ngừa thoái hoá điểm vàng, chống nhiễm khuẩn..
– Vitamin B1 kích thích ăn ngon…
– Vitamin C tăng sức bền mạch máu…
– Vitamin K2 vận chuyển canxi về xương, ngăn cục máu đông…

Tuy là các yếu tố vi lượng nhưng thiếu chúng sẽ gây ra rất nhiều các vấn đề của mẹ và bé, vì vậy hãy hiểu rõ vai trò để bổ sung đầy đủ.

Hầu như bất cứ ai kinh doanh thực phẩm chức năng cũng gặp câu hỏi này trong số các vấn đề của mẹ và bé, tuy nhiên trả lời ngắn gọn dễ hiểu thì cần phải diễn đạt cả lý do cho khách hàng như sau:

– Không dùng 2 loại có cùng thành phần hoặc chỉ dùng khi tổng hàm lượng không quá liều dự phòng

– Vitamin tan trong dầu uống trong hoặc ngay sau ăn để dễ hoà tan cùng chất béo

– Thành phần nào đối kháng nhau thì uống xa nhau tối thiểu 2 tiếng ( Canxi – Sắt, Canxi – Acid Folic…) để tránh làm cản trở hấp thu lẫn nhau

– Thành phần nào hiệp đồng thì uống cùng lúc ( Sắt – Vitamin C, Canxi – Vitamin D3) để tăng cường hấp thu lẫn nhau

Khi chế độ ăn chưa đa dạng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vi chất thiết yếu. Trong môt số thời điểm như khi trẻ ốm, trẻ bước sang giai đoạn phát triển vượt trội, trẻ hoạt động thể lực, trí tuệ nhiều cũng nên chủ động bổ sung. 

Cơ thể luôn có cơ chế cân bằng, nếu đã biểu hiện ra ngoài là thiếu vi chất thì chắc chắn không chỉ thiếu 1 chất. Vì vậy, bổ sung chủ động vitamin tổng hợp phù hợp cho trẻ là điều nên làm, nhưng không được phép dùng để thay thế chế độ ăn bình thường của trẻ.

Vitamin tan trong dầu có 4 vitamin ( A,D,K,E) còn lại là tan trong nước.

Vitamin tan trong dầu bổ sung theo đợt, không uống liên tục dài ngày sẽ tích luỹ nhiều ở gan gây ngộ độc, tan trong nước có thể tự đào thải qua mồ hôi, nước tiểu, phân… nên có thể bổ sung đc hằng ngày.

Thực chất khi hiểu được cách phân loại này bạn cũng đã trả lời được câu hỏi về các vấn đề của mẹ và bé như cách dùng TPCN, thời điểm dùng hay kết hợp các vitamin và khoáng chất sao cho hoà tan tốt nhất.

Nên bổ sung từ 6 tháng, vì bé đã dùng hết sắt từ trước đó. Sắt bé dự trữ chỉ đủ dùng khoảng 4-6 tháng đầu đời. Trong sữa mẹ thì rất ít sắt, nên bổ sung sắt qua thực phẩm ăn dặm giàu sắt hoặc TPCN bổ sung Sắt phù hợp với độ tuổi của bé

Vitamin D3 là duy nhất có thể bổ sung từ sơ sinh an toàn với liều 400IU ( liều dự phòng). Ngoài ra chất béo quan trọng cho não bộ và thị lực như DHA cũng có thể bổ sung từ sớm nhưng cần cân nhắc xem kĩ thành phần và độ tuổi khuyến cáo

Các vấn đề của mẹ và bé xảy ra do thừa vitamin D3 là rất hiếm, đa phần là do thiếu. Bởi vậy, cứ bổ sung đúng liều dự phòng sẽ đảm bảo không thiếu hụt cũng không dư thừa.

Có thể nói đây là câu hỏi gặp nhiều nhất trong các vấn đề của mẹ và bé, điều này cho thấy nhiều mẹ không hiểu được bản chất của 2 thành phần này.

Vitamin D là vitamin, Canxi là khoáng chất, không phải là 1 loại nên không thể thay thế cho nhau.

Canxi thì có nhiều cách bổ sung như từ sữa, từ thức ăn, TPCN còn vitamin D chỉ trong TPCN mới đủ, trong thực phẩm rất ít.

Lưu ý: do canxi phải nhờ có vitamin D mới hấp thu được nên trong tất cả các sản phẩm bổ sung canxi đều có vitamin D đi kèm. Vì vậy nếu dùng 2 loại cùng thành phần phải điều chỉnh hàm lượng để tránh quá liều. 

Dạng giọt hấp thu tốt hơn, vì bản chất vitamin D là vitamin tan trong dầu, có dung môi là dầu thì hoà tan tốt hơn.

Nếu có loại dạng viên nén như D-Fluoretten thì đó là khi đã phối hợp với thành phần khác như Flour nhằm mục đích hỗ trợ khoáng hoá men răng.

Tuỳ vào các vấn đề của mẹ và bé đang gặp phải mà sử dụng loại nào cho phù hợp.

Các vấn đề của mẹ và bé liên quan đến xương và răng có mối quan hệ mật thiết đến sự thiếu hụt của một hay nhiều các vi chất, khoáng chất quan trọng sau đây:

  • Canxi : khoáng hóa xương và răng khi sụn được thay thế bằng xương rắn
  • Vitamin D3: cần thiết cho sự hình thành xương bình thường, hấp thụ canxi từ chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh còi xương. 
  • Vitamin K2:  kích hoạt protein osteocalci nhằm chuyển canxi về khung xương, tránh lắng cặn ở vị trí khác gây vôi hoá
  • Phốt-pho:  cùng canxi duy trì sự khoáng hóa của xương
  • Mangan: thành phần hình thành nên xương
  • Magie: Kích hoạt vitamin D thành dạng hoạt động

Các vấn đề của mẹ bầu và sau sinh

các vấn đề của mẹ và bé6

Được rồi, nếu đúng nguyên tắc về chăm sóc sức khoẻ tiền sản thì cần bổ sung đủ hằng ngày, trước khi mang bầu ít nhất 3 tháng, vào giai đoạn bầu thì tăng theo nhu cầu từng chu kì. Nên dùng canxi hữu cơ để hấp thu tốt, tránh lắng cặn gây vôi hoá

 Chính xác là bác sĩ có thể không khuyến khích uống canxi vô cơ sớm chứ không phải không cho uống canxi sớm. Vì khả năng hấp thu đc của canxi vô cơ thấp, phần dư thừa có thể lắng đọng ở nhau thai gây vôi hoá nhau thai sớm.

Ngoài ra, nếu bạn không nghén hay dị ứng, bác sĩ sẽ ưu tiên khuyến khích ăn uống đầy đủ qua thực phẩm như ngũ cốc, hải sản, sữa… lúc đó thì chưa cần bổ sung canxi ngay qua TPCN mà giai đoạn sau khi nhu cầu tăng cao có thể cân đối thêm.

Khi bạn tương tác với bác sĩ về các vấn đề của mẹ và bé, hãy hỏi thật kĩ và cố gắng yêu cầu giải thích nguyên nhân của vấn đề để hiểu đúng bản chất, tránh nhầm lẫn.

Chỉ khi nào bạn chắc chắn bổ sung đủ nhu cầu qua thực phẩm thì mới không cần bổ sung. Bà bầu có nhu cầu canxi tăng lên rất nhanh và nhiều để phục vụ cho cả hình thành cơ thể thai nhi, rất khó để đo lường qua thực phẩm đã đủ hay chưa, nhưng có thể căn được lượng bổ sung thiết yếu để phòng thiếu hụt qua TPCN. Vì vậy bổ sung là cần thiết cho những giai đoạn quan trọng như mang thai và sau sinh.

Tất cả vitamin đều cần nhưng ưu tiên những thành phần quan trọng đặc biệt là Acid folic, Sắt, Omega 3, Canxi …là cần bổ sung từ sớm. Hãy dùng vitamin dành riêng cho bà bầu để đảm bảo được bổ sung đúng và đủ thành phần

Uống riêng từng loại thì giảm được đối kháng, tăng hiệu quả hấp thu nhưng phải chia nhiều lần, uống nhiều loại trong ngày, dễ bị quên hoặc nhầm lẫn.

Vitamin tổng hợp thì phải chấp nhận có thể ko hấp thu đc hoàn hảo về lượng nhưng cơ bản đủ về chất, tuy nhiên nếu nhạy cảm có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy, đó là phản ứng bình thường của hệ tiêu hoá khi chưa kịp thích nghi.

Các vấn đề của mẹ và bé thường xảy ra khi bổ sung thiếu hụt vi chất, vì vậy, đừng quá lo lắng việc dùng chung hay dùng riêng, miễn là bạn bổ sung được đầy đủ vi chất theo liều dùng khuyến cáo

DHA chỉ là 1 dạng acid béo Omeg 3. Nếu thành phần chỉ ghi DHA thì nó chỉ là bổ sung 1 loại chất béo. Tuy nhiên, DHA cần có EPA mới hấp thu được, bởi vậy, bổ sung Omega 3 trong đó có cả DHA, EPA thì tốt và đầy đủ hơn

Đúng như chưa đủ. Thai nhi trong bụng mẹ đến tháng thứ 6 mới phát triển não, vì vậy, bổ sung Omega 3 trước hết phục vụ cho mẹ. Omega 3 giúp bà mẹ nâng cao sức khoẻ tim mạch, sức khoẻ thần kinh, giảm căng thẳng, bình an trong thai kì và duy trì ổn định lưu lượng máu từ mẹ sang thai nhi (thức năng của EPA).

Cùng với đó, Omega 3 trong đó có DHA chính nguyên liệu quan trọng để hình thành và xây dựng 100-140 tỉ nơ ron thần kinh, số lượng nơ ron này đủ dùng cả cuộc đời, chúng hình thành hoàn toàn trong bào thai, không phát triển thêm. Bởi vậy Omega 3 đặc biệt quan trọng để con thông minh, bộ não hoàn thiện

Bà bầu cần khoảng 30mg sắt mỗi ngày, hãy xem theo liều dùng vitamin tổng hợp thì bổ sung đã đủ 30mg sắt/ ngày chưa. Nếu chưa có thể cân nhắc bổ sung thêm qua thực phẩm hoặc TPCN với lượng phù hợp cho phần còn thiếu. Tuy nhiên, một số trường hợp thiếu máu do thiếu sắt bác sĩ vẫn yêu cầu dùng thêm riêng sắt. 

Sắt mang oxy lên não, thiếu máu do thiếu sắt dẫn đến oxy lên não bị thiếu, gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Biểu hiện này rất điển hình. Ngoài ra, thiếu máu có nhiều nguyên nhân, bác sĩ cũng sẽ giải thích nguyên nhân thiếu máu do đâu nếu ko phải dạng thiếu sắt, hãy khám thai đúng định kì để tiện theo dõi. Hãy nhớ, khi cơ thể thiếu hụt vi chất sẽ rất ít khi thiếu 1 chất riêng lẻ, đó chính là lý do vì sao các vấn đề của mẹ và bé khi gặp phải thường là nhiều nguyên nhân dẫn đến.

Không chỉ mình người vợ, người chồng cũng được khuyên bổ sung vi chất tối thiểu 3 tháng trước khi mong muốn có em bé. Đây là yêu cầu chuẩn bị sức khoẻ tiền sản cần có để duy trì chất lượng trứng và tinh trùng tốt nhất khi thụ thai. Các vấn đề của mẹ và bé sau này thường là hậu quả của việc chuẩn bị sức khoẻ tiền sản không tốt hoặc thai kì không bình an.

Ngoài ra, có những vi chất rất cần thiết phải bổ sung từ sớm, như acid folic. Nếu người mẹ mang thai thiếu acid folic có thể khiến dị tật ống thần kinh thai nhi, gây nên hậu quả vĩnh viễn không khắc phục được như nứt đốt sống, não úng thuỷ, ống thần kinh không đóng kín…Tất cả các rủi ro này xảy ra rất sớm ( 28 ngày kể từ khi thụ thai, ống thần kinh đã đóng kín hoàn toàn nếu đủ acid folic), trong khi đó thường phát hiện có thai đã qua mất giai đoạn này.

Thực tế các vấn đề của mẹ và bé không phải chỉ xuất phát từ khi chúng ta chăm sóc bà bầu và em bé, có những yếu tố bắt đầu từ trước khi mang thai mà không nhận ra, bởi vậy, trước khi có con hãy dành thời gian nghiêm túc tìm hiểu.

Với PNCT: nếu không bổ sung đủ canxi, cơ thể sẽ lấy canxi từ nguồn xương, răng của mẹ để dùng cho con, ưu tiên sự phát triển của con. Điều này làm bà mẹ bị hạ canxi huyết, chuột rút, đau nhức, loãng xương, mất xương, tăng biến chứng thai sản và hệ luỵ lâu dài về sau. Nhu cầu canxi của bà bầu 3 tháng đầu khoảng 1000mg/ngày, 3 tháng sau 1200mg/ ngày, có thể tăng đến 1500mg/ngày trong 3 tháng cuối. Nhu cầu này là rất lớn nếu chỉ phụ thuộc vào bữa ăn sẽ không đáp ứng đủ

Với PN đang cho con bú: Uống canxi vừa để phục hồi sau sinh, vừa để nâng cao chất lượng sữa mẹ, giúp sữa mẹ có đủ canxi cung cấp cho con. Nếu mẹ duy trì đủ 1200mg canxi/ ngày, trong 100ml sữa mẹ có 30-35mg Canxi, nếu một đứa trẻ 3 tháng tuổi bú mẹ trung bình 600-800 ml sữa mẹ thì đã nhận 180-250mg canxi. Trong khi nhu cầu canxi của trẻ 0-6 tháng là 200mg. Bởi vậy, chỉ cần mẹ uống đủ canxi thì con sẽ được cung cấp đủ canxi.

Tóm lại, chủ động bổ sung canxi khi mang thai hay đang cho con bú là góp phần giảm thiểu các vấn đề của mẹ và bé ở hiện tại và cả về sau.

Tóm lại, với hệ thống FAQs này, chúng tôi đã giúp bạn xử lý nhanh các vấn đề của mẹ và bé rất phổ biến, bạn sẽ gặp hằng ngày với mỗi khách hàng. Tuy nhiên, bạn phải luôn tư duy mình là người cung cấp giải pháp cho khách hàng, nên sau mỗi câu hỏi cần linh hoạt tự đặt ngược lại cho mình:  ” Liệu các vấn đề của mẹ và bé này mình có sản phẩm nào để hỗ trợ không?”, “Các vấn đề của mẹ và bé này cần khai thác thêm thông tin gì để tra cứu câu trả lời trên FAQs một cách chuẩn xác?”… Đừng quên tương tác với nhân viên hỗ trợ nếu bạn gặp tình huống ngoài sự hỗ trợ hiện có của hệ thống FAQs, chúng tôi sẽ liên tục bổ sung và cập nhật.

Nếu bạn đang muốn mở cửa hàng mẹ và bé? Bạn đang loay hoay tìm kiếm nguồn hàng, nhà cung cấp hoặc người hướng dẫn cho bạn?

Đăng ký nhận hướng dẫn mở cửa hàng mẹ và bé ngay với chúng tôi, bạn sẽ:

➜ Nhận được tư vấn ngay từ đội ngũ giàu kinh nghiệm của chúng tôi

➜ Nhận tài liệu hướng dẫn chi tiết cách mở một cửa hàng đồ sơ sinh hiệu quả

➜ Nhận bảng báo giá bán buôn (giá sỉ) của hơn 1.500 sản phẩm mẹ và bé uy tín chất lượng

Đăng ký mua hàng

Chúng tôi là đơn vị tiên phong trong lĩnh phân phối các sản phẩm chính hãng cho mẹ và bé, trong 8 năm chúng tôi đã hợp tác và hướng dẫn cho 1.400+ khách hàng mở cửa hàng mẹ và bé. Chúng tôi mong muốn giúp bạn kinh doanh hiệu quả và cùng bạn chung tay mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng.

Viết một bình luận